Học tiếng Anh có khó không?

Học tiếng Anh có khó không?

Nhiều người nói rằng học tiếng Anh khó lắm. Tôi học 12 năm phổ thông, thêm 4 năm đại học vậy mà đến khi gặp người nước ngoài run như ra mắt bố vợ, chả nói được câu nào ra hồn.

Thực ra, kỹ năng nói là kỹ năng dễ nhất khi học ngoại ngữ. Có nhiều người nói như người bản ngữ nhưng viết thì không biết, đọc cũng chịu. Nếu nói mà cũng không đạt thì rõ ràng bạn học bao nhiêu năm ngoại ngữ chỉ là phí phạm.

Vậy học tiếng Anh khó hay dễ?

Muốn xác định được khó hay dễ, cần phải xét đến bản chất của vấn đề. Tiếng Anh cũng giống như tất cả các ngôn ngữ khác. Nó được sinh ra để phục vụ nhu cầu giao tiếp của con người. Tất cả mọi người ở nước Anh đều nói tiếng Anh. Như vậy, tiếng Anh không phải là một vấn đề đánh đố, cũng không phải chỉ dành cho những người tài giỏi. Tiếng Anh được sinh để để cho tất cả mọi người giao tiếp. Điều này ngụ ý rằng tiếng Anh không hề khó.

Một đề thì toán quốc tế có khó không? Chắc chắn là khó, vì một bộ đề như vậy được dùng để kiểm tra độ tài giỏi của những ngưởi tài giỏi. Trường hợp môn tiếng Anh thì hoàn toàn ngược lại. Nó được dùng để giao tiếp cho tất cả mọi người trong một xã hội. Tiếng Anh không phải để đánh đố.

Vậy tại sao nhiều người nói tiếng Anh khó?

Điều này có thể có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là vấn đề khác biệt trong văn hoá. Người Việt có nền văn hoá gốc lúa nước (nông nghiệp), trong khi gốc văn hoá của người Anh là du mục. Người châu Âu chăn thả gia súc trên các đồng cỏ và di chuyển liên tục cùng với đàn gia súc của mình. Còn người Việt ngàn đời sống cùng đồng ruộng sau luỹ tre làng. Do những khác biệt về cuộc sống nên cách tư duy, cách hành văn khác nhau.

Thứ hai là về môi trường giao tiếp. Người Việt rất ít giao tiếp với người nói tiếng Anh nên không có điều kiện “văn ôn võ luyện”. Có nhiều người học tiếng Anh hàng chục năm nhưng chưa gặp người nói tiếng Anh bao giờ. Do khác biệt về cấu âm nên chúng ta phát âm tiếng Anh sai cũng không có gì lạ. Nếu được giao tiếp với người bản ngữ, họ sẽ sửa cho chúng ta. Còn 2 người Việt nói tiếng Anh với nhau thì sẽ rất hiểu nhau. Nhưng khi gặp người bản ngữ thì sẽ chẳng hiểu họ nói gì.

Thứ ba là phương pháp giáo dục. Chúng ta đang học tiếng Anh theo một cách rất sai lầm. Đó là dùng tiếng Việt để học tiếng Anh. Chẳng hạn, cha mẹ hay thầy cô thường chỉ vào quả táo rồi nói đây là quả táo, tiếng Anh là Apple. Việc này sẽ làm mất kỹ năng tư duy ở trẻ. Một khi đã dạy tiếng Anh thì phải làm sao cho trẻ tư duy bằng tiếng Anh. Chẳng hạn, cha mẹ hay thầy cô chỉ cần đưa trái táo ra và nói “apple”. Như vậy, đứa trẻ sẽ biết được rằng cái vật tròn tròn màu sẫm ăn được kia là “apple”. Có thể chúng sẽ không biết tiếng Việt gọi là gì. Chẳng hạn, khi chúng cùng mẹ đi siêu thị, chúng sẽ reo lên ‘apple” khi nhìn thấy vật tròn tròn màu đỏ sẫm mà chúng vẫn ăn. Đó là cách mà tư duy ngôn ngữ được hình thành.

Vậy tại sao lại không dạy tiếng Anh theo cách như vậy?

Việc này xuất phát từ bệnh thành tích. Các trường học thường muốn ghi điểm với phụ huynh. Ở trung tâm chúng tôi các cháu chỉ cần học vài buổi là nói tiếng Anh như gió. Về phần phụ huynh cũng muốn “khè” với hàng xóm hay đồng nghiệp. Đây con tôi tiếng Anh giỏi không này. Rồi phụ huynh hỏi “quả táo tiếng Anh là gì?” Học sinh trả lời ngay là “apple”. Bệnh thành tích làm trình độ tiếng Anh của người Việt rất khó phát triển.

Phương pháp đúng là gì?

Phương pháp đúng là phương pháp tuân theo tự nhiên. Một đứa trẻ trước khi biết nói chúng sẽ nghe người lớn nói và bắt chước theo. Trong việc giảng dạy tiếng Anh cũng vậy. Cần phải cho trẻ nghe nhiều. Nghe phải đến trước nói và đọc, viết.

Tiếp theo là không được sử dụng tiếng Việt để dạy tiếng Anh trừ một số trường hợp bất khả kháng. Có nhiều phương pháp để giải thích cho người học hiểu trong quá trình học như trình chiếu hình ảnh, đồ vật trực quan, ngôn ngữ cơ thể, sắc thái giao tiếp…

Có thể người học không hiểu được một vấn đề ngữ pháp hay một mệnh đề dài. Tuy nhiên, cần cho người học chấp nhận và thực hành, sau một thời gian người học sẽ hiểu ra vấn đề.

Vậy tiếng Anh khó hay dễ?

Việc này phải do cách mà bạn chọn. Thông thường cái gì dễ trước sẽ khó sau. Ngược lại, cái gì khó trước sẽ dễ sau. Phụ huynh, giáo viên và học sinh phải chung tay chấp nhận khó khăn lúc ban đầu thì sau mới dễ dàng. Giai đoạn ban đầu học tiếng Anh chính là thời điểm vàng. Nếu học sai cách sẽ rất khó sửa chữa sau này.

Leave a Reply

Your email address will not be published.