Phương pháp giáo dục rất quan trọng trong việc quyết định sự thành công của giáo dục. Phương pháp đúng sẽ cho kết quả đúng. Việc này chính là quy luật nhân quả trong giáo lý nhà Phật.
Giới thiệu về phương pháp 3 chốt chặn kiến thức
Phương pháp này được hiểu nôm na là thầy và trò cùng cố gắng 3 lần với 3 phương án khác nhau để đạt được mục tiêu. Học tập là quá trình dùng những kiến thức và kỹ năng đã biết để tiếp cận và lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng chưa biết. Thông thường kiến thức và kỹ năng sẽ được phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Chính vì vậy khi người học gặp vướng mắc mà không được giải quyết, sẽ dẫn đến càng ngày càng nhiều vướng mắc hơn. Và cuối cùng trở thành học sinh yếu kém.
Phương pháp 3 chốt chặn ngụ ý rằng cần phải cố gắng 3 lần để phá vỡ những rào cản về kiến thức. Nếu cứ gặp khó khăn mà buông xuôi hay lờ đi, thì không những khó khăn không biến mất mà nó sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.
Tri Thức Mới triển khai 3 chốt chặn như sau:
Chốt chặn thứ nhất: Đây là lần đầu tiên người học gặp rào cản và tham gia vào khoá học để phá vỡ rào cản. Trong 10 học sinh sẽ có khoảng 7 em thực hiện được mục tiêu ngay trong lần đầu tiên này. Vậy 7 học sinh này có cần vượt qua chốt chặn thứ 2 và thứ 3? Không cần, vì họ đã thực hiện được những gì họ muốn ngay trong lần đầu tiên.
Vậy 3 học sinh không hoàn thành mục tiêu trong lần thứ nhất sẽ làm gì? Chúng tôi sẽ phân tích tại sao 3 em này lại không đạt mục tiêu và bố trí lớp học lần 2 (chốt chặn số 2) để 3 em này phá vỡ những rào cản chưa thực hiện được ở lần 1. Trong lần thứ 2 này, thường sẽ có 2 em vượt qua thử thách ở chốt chặn thứ 2.
Còn lại 1 em không vượt qua ở chốt chặn thứ 2. Chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá tiếp theo nguyên nhân vì sao em học sinh này không thể vượt qua chốt chặn số 2. Từ đó rút kinh nghiệm và bố trí khoá học lần 3 để giúp em còn lại này thực hiện bằng được mục tiêu đã đề ra.
Có khi nào đến lần thứ 3 người học vẫn không thể vượt qua? Thông thường, tất cả mọi kết quả đều có nguyên nhân. Nếu 3 lần thực hiện vẫn thất bại thì chắc chắn việc thực hiện đã sai ở đâu đó, hoặc do người học cố tình không muốn vượt qua.
Việc đánh giá đúng nguyên nhân và bản chất của vấn đề rất quan trọng. Xác định sai nguyên nhân dẫn đến thực hiện sẽ kém hiệu quả.
Nếu bạn là một học sinh bình thường, có ý muốn học tập, khi có phương pháp đúng thì bạn sẽ đạt được mục tiêu đề ra ở lần thứ nhất hoặc thứ 2. Bởi vì chương trình học phổ thông được Bộ Giáo dục soạn để dành cho những học sinh bình thường, không phải để đánh đố bạn.
Em sắp thi đại học rồi, còn thời gian đâu mà học đi học lại như thế?
Việc học là việc diễn ra liên tục từ lớp 1 đến lớp 12. Người học cần xử lý vướng mắc trong suốt quá trình học tập của mình. Nếu một người không làm gì, để đến lúc sắp thi đại học mới tiến hành tháo gỡ vướng mắc thì chắc chắn không kịp vì số lượng vướng mắc tồn đọng là rất lớn.