Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe câu chuyện dân gian “Bó đũa”. Câu chuyện này dạy chúng ta về sự đoàn kết. Tuy nhiên, hôm nay chúng tôi sẽ nhận diện vấn đề ở góc độ ngược lại.
Những bạn học sinh học kém đều có rất nhiều những chiếc đũa (rào cản) về kiến thức. Những chiếc đũa ấy thường hợp lại với nhau để chống lại việc học giỏi.
Để bẻ cả một bó đũa như vậy thì rất khó, dễ làm người học nản lòng. Tuy nhiên, nếu bẻ từng chiếc đũa thì lại dễ hơn nhiều.
Sau đây là một câu chuyện thực tế mà chúng tôi muốn kể cho bạn nghe:
Trong lịch sử giải chạy Marathon thế giới, từ trước đến nay không có ai là người châu Á vô địch. Việc chạy liên tục mấy chục km đòi hỏi sức khoẻ phi thường mà thể trạng của người châu Á không đủ sức để cạnh tranh với vận động viên các châu lục khác như châu Âu, châu Phi. Tuy nhiên, vào năm 1984 và 1986, có một người Nhật Bản đã vô địch trong kỳ thi Marathon thế giới. Vận động viên này tên là Toshihiko Seko. Vậy làm thế nào anh ta có thể tạo được kỳ tích như vậy? Ban đầu người ta không hiểu vì sao cho đến khi anh ta xuất bản hồi ký của mình.
Trong cuốn tự truyện, Toshihiko Seko viết:
“Trước khi thi đấu, tôi đều phóng xe đi tìm hiểu khảo sát quãng đường thi đấu và ghi lại những cột mốc dễ nhận thấy, ví dụ như cột mốc đầu tiên là ngân hàng, cột mốc thứ hai là một cây cổ thụ, cột mốc thứ ba là tòa nhà màu đỏ. Cứ như vậy cho đến hết chặng đua. Khi bắt đầu cuộc đua, tôi sẽ dồn hết tốc lực để chinh phục từng cột mốc, qua mỗi cột mốc tôi lại có thêm động lực để chinh phục các cột mốc tiếp theo, cho đến khi về đích. Ban đầu, tôi chưa biết tới điều này, tôi luôn đặt ra cho mình một mục tiêu duy nhất đó là cái đích cuối cùng, và kết quả là chạy được khoảng hơn 10km là tôi đã cảm thấy đuối sức. Ý chí của tôi đã bị cả chặng đường dài phía trước quật ngã.”
Đây là cách mà vận động viên Nhật Bản đã sử dụng để trở nên vĩ đại. Trong học tập cũng vậy. Nếu bạn học kém môn Toán và đăng ký đi học thêm môn Toán. Trong trường hơpj này, đích đến của bạn chính là trở thành học sinh giỏi môn Toán. Tuy nhiên, nếu bạn không nhận diện được những cột mốc mà bạn phải vượt qua, đích đến quá xa vời phía trước sẽ quật ngã ý chí của bạn.
Trong một cuộc chạy đua Marathon như anh Toshihiko Seko, những cột mốc đều là hữu hình và dễ nhận biết. Trong học tập thì mọi thứ đều là vô hình. Vậy bạn sẽ sẽ xác định “những chiếc đũa” thế nào trước khi bẻ từng cái một?
Trung tâm Tri Thức Mới sẽ giúp bạn xác định những cột mốc mà bạn phải vượt qua trong quá trình chính phục đỉnh cao kiến thức. Chúng tôi có những bài kiểm tra đặc thù để xác định xem kiến thức nền tảng của bạn đang ở đâu, và bạn cần đi đến đâu. Từ đó mới có thể xác định và phân chia được những cột mốc mà bạn phải vượt qua.
Lưu ý rằng không chỉ riêng trong học tập hay trong thể thao, mà trong mọi hoạt động của cuộc sống cũng cần phải thực hiện như vậy để đạt được thành công. Chúng tôi chủ trương bóc tách kiến thức cũng là vì lý do này. Đó chính là bước đầu tiên trong việc nhận diện những cột mốc mà người học phải vượt qua.