Thế nào là học giỏi?

Thế nào là học giỏi?

Học giỏi là một khái niệm có thể hiểu theo một số góc độ. Có nhiều người cho rằng học giỏi là học tốt hơn những học sinh khác, đứng đầu toàn trường, đứng đầu trong lớp…

Thế nào là một người học giỏi?

Theo quan điểm của Tri Thức Mới, những người học giỏi sẽ có 5 đặc điểm sau:

  1. “Nhảy số nhanh”:

Những người học giỏi thường có tư duy tốt, phát hiện ngay được những điểm bất hợp lý của vấn đề. Một số giáo viên thường cố tình ra đề bài sai để thử khả năng “nhảy số” của học sinh. Những người có khả năng “nhảy số nhanh” cũng ít bị lừa hơn và có khả năng ứng đối tốt. Một khía cạnh của “nhảy số” hiện nay cộng đồng mạng đến nhắc đến nhiều, đó là “tư duy ngược”. Những người có tư duy ngược cũng là những người có khả năng “nhảy số nhanh”.

2. Gắn kiến thức với thực tế:

Học là dể chuẩn bị hành trang cho cuộc sống thực tế sau này. Những người có khuynh hướng gắn kiến thức với thực tế thường là những người học giỏi. Chẳng hạn, một bạn học sinh giỏi khi học đến chương Tích phân lớp 12 sẽ tự hỏi: “Tích phân để làm gì trong thực tế?”, “Xung quanh mình có vấn đề gì cần phải dùng đến tích phân để giải quyết không?”… Hay một bạn học sinh khi học đến nhà văn Nguyễn Tuân sẽ tự hỏi: “Trông ông này thế nào nhỉ? Thử lên Google tra hình xem sao”…

Thế nào là học giỏi?
Thế nào là học giỏi?

3. Khiêm tốn:

Những người học giỏi luôn hiểu được việc học là không có đỉnh cao. Những gì mình biết chỉ là hạt cát trong sa mạc. Chưa có trường hợp nào tự cao tự đại mà học giỏi. Đó chỉ là một vài cá nhân học tốt hơn một số bạn trong lớp, không phải là một người học giỏi.

4. Lì đòn:

Lỳ đòn ở đây là không dễ dàng bỏ cuộc. Lỳ đòn là tiêu chí bắt buộc của một người học giỏi. Không có thành công nào trải bước trên hoa hồng. Người học giỏi nào cũng sẽ có nhiều thất bại, thậm chí nhục nhã ê chề. Nhưng họ không bỏ cuộc. Làm cách này không được thì họ làm cách khác. Mục tiêu lớn quá thì họ chia nhỏ để thực hiện.

5. Thành công trong cuộc sống:

Người học giỏi là người lúc nhỏ được cha mẹ, thầy cô và bạn bè tin yêu. Thường các bạn học sinh giỏi sẽ được bầu làm lớp trưởng, lớp phó, bí thư chi đoàn… Lớn lên sẽ được bầu vào các vị trí quản lý, lãnh đạo. Một người học giỏi nhưng không nhận được sự tin tưởng của mọi người thì đó chỉ là “học sinh đạt được điểm cao”, không phải là một người học giỏi.

Có cần phải học giỏi hay không?

Trên mạng xã hội, thậm chí cả những trang báo chính thống cũng thường xuyên ca ngợi tỉ phủ A, triệu phú B học không hết cấp 2 nhưng vẫn là chủ của những doanh nghiệp tỉ đô… Điều này dễ làm cho người đọc hiểu lầm rằng học dốt vẫn có thể thành công (trong kinh doanh).

Trong thực tế có nhiều người học giỏi nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà họ phải nghỉ học. Có một số trường hợp khác học không giỏi vì đó không phải sở trường của họ. Trong lịch sử chưa có trường họp nào học dốt mà thành công. Chẳng hạn, trong một cuộc đua marathon, người về nhất phải là người có sức khoẻ dẻo dai nhất và chiến thuật phân phối sức lực hợp lý nhất. Chưa có cuộc đua nào mà người yếu nhất lại về đích trước.

Như vậy có thể suy ra, trong một cuộc đua về kinh doanh, người dẫn đầu phải là người giỏi nhất về kinh doanh. Những người giỏi nhất về Toán, Lý hay Hoá thất bại trong kinh doanh không có gì đáng ngạc nhiên. Muốn dẫn dầu về lĩnh vực gì, bạn phải là người giỏi nhất về lĩnh vực đó.

Kết luận:

Muốn thành công về lĩnh vực nào, bạn phải là người học giỏi trong lĩnh vực ấy. Không nên nhầm lẫn giữa việc học giỏi và thành công. Nếu bạn thắc mắc vì sao có nhiều người học rất giỏi nhưng lại nghèo hay không thành công trong cuộc sống, bạn hãy nhìn vào một cuộc thi marathon mà ở đó có một vài thủ khoa Toán Lý Hoá tham gia. Liệu các thủ khoa ấy có đua nổi những anh nông dân sức khoẻ vạm vỡ?

Học giỏi luôn là yếu tố quyết định cho sự thành công (trong lĩnh vực mà mình đã chọn)

Leave a Reply

Your email address will not be published.